Hiện nay, việc tiếp cận dịch vụ pháp lý đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhiều Luật sư và công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý với nhiều ưu đãi, thậm chí tư vấn miễn phí hoặc với mức phí thấp cho khách hàng. Tuy nhiên, một thực tế là dù có rất nhiều dịch vụ tư vấn miễn phí, nhưng khách hàng vẫn không đến hoặc không tranh thủ tận dụng ưu đãi này. Vậy tại sao khách hàng không nhờ luật sư tư vấn ngay cả khi chi phí là miễn phí? Vấn đề có phải ở chi phí hay không?
Trên phương diện nhìn nhận bản chất vấn đề và tiếp xúc khách hàng, HT Legal VN xin chia sẻ một số vấn đề cần suy ngẫm:

Thiếu niềm tin và sự e ngại:
Một trong những lý do chính khiến khách hàng ngần ngại khi tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí là sự thiếu niềm tin vào chất lượng dịch vụ. Mặc dù dịch vụ miễn phí, nhưng khách hàng có thể lo lắng rằng họ sẽ không nhận được sự quan tâm hoặc tư vấn đầy đủ từ Luật sư. Có thể họ nghĩ rằng Luật sư sẽ không đặt nhiều tâm huyết vào việc giải quyết vấn đề của họ, hoặc họ sẽ nhận được những lời khuyên chung chung, không thật sự có ích. Ngoài ra, nhiều người cũng cảm thấy e ngại khi phải chia sẻ thông tin cá nhân hoặc các vấn đề nhạy cảm với một người lạ. Khi không biết rõ về Luật sư hoặc quy trình tư vấn, sự lo lắng này càng gia tăng, khiến họ không dám bước vào cuộc trò chuyện, mặc dù dịch vụ tư vấn là miễn phí.
Thực tế, Luật sư HT Legal VN chứng kiến sự e ngại khi khách hàng, đặc biệt là những người dân ở gần văn phòng công ty luật hoặc cùng khu phố, họ rất ngại khi bước vào trao đổi với luật sư, bước vào văn phòng luật, dù rằng chỉ ngồi uống cà phê hay trò chuyện cơ bản. Sự ngại ngùng hoặc sợ soi mói không chỉ tấn công họ ở bên ngoài mà còn chính trong bản thân họ.
Lo ngại về chi phí phát sinh sau tư vấn:
Một yếu tố không thể bỏ qua khi nói đến việc ngần ngại tìm kiếm tư vấn pháp lý chính là mối lo về chi phí phát sinh sau khi nhận tư vấn. Mặc dù dịch vụ tư vấn ban đầu có thể miễn phí, nhưng khách hàng có thể lo sợ rằng nếu họ quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ, họ sẽ phải đối mặt với các khoản phí lớn. Việc không rõ ràng về chi phí tiếp theo hoặc lo lắng về việc chi phí sẽ vượt quá khả năng tài chính của mình khiến họ từ bỏ việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ sớm.
Không hiểu rõ nhu cầu của mình:
Không phải vấn đề pháp lý nào cũng được “google” tra cứu ra và không phải ai đọc luật hay các bài viết pháp lý cũng có thể hiểu được rõ nhu cầu hay vấn đề của mình. Nhiều người không chắc chắn liệu mình có thực sự cần sự hỗ trợ của Luật sư hay không? Mức độ nghiêm trọng hay rủi ro pháp lý đến đâu? Họ có thể cảm thấy rằng vấn đề của mình không đủ nghiêm trọng để phải nhờ đến sự giúp đỡ của một chuyên gia pháp lý. Thực tế, việc khách hàng không nhận thức đầy đủ về tình huống của mình có thể khiến họ thấy không cần thiết phải tìm kiếm tư vấn pháp lý, ngay cả khi dịch vụ đó có thể miễn phí. Rủi ro càng tiềm ẩn nay càng nghiêm trọng, vấn đề pháp lý, hồ sơ, chứng cứ ngày càng diễn biến theo hướng bất lợi, có nhiều trường hợp đã quá muộn để Luật sư can thiệp, xử lý.
Lo ngại sự phức tạp của thủ tục pháp lý:
Quy trình, thủ tục pháp lý có thể là một điều rất phức tạp và khó hiểu đối với nhiều người. Họ có thể không biết chính xác những gì mình cần làm khi gặp vấn đề pháp lý, và vì thế họ ngần ngại tiếp cận dịch vụ tư vấn luật sư vì sợ phải đối diện với quá nhiều thủ tục. Việc thiếu sự hướng dẫn rõ ràng, hiểu biết cơ bản về cách thức làm việc với Luật sư hoặc không biết liệu mình có đủ năng lực để hiểu các khái niệm pháp lý cũng có thể khiến họ cảm thấy hoang mang. Nhiều trường hợp, thà sử dụng phương thức quen biết hoặc phương án “nhờ vả” (mặc dù cũng không rõ quy trình, thủ tục hay kết quả) nhưng vẫn xem ra “tin cậy” và đơn giản hơn nhờ Luật sư.
Nghi ngờ về tính hiệu quả của pháp luật và lời tư vấn:
Nhiều vị khách hàng thường bắt đầu câu hỏi hoặc trọng tâm đặt câu hỏi về vụ việc này có thắng hay thua, có đòi được tiền không và liệu rằng Tòa án có chấp thuận không? Mọi người có thực hiện đúng như nội dung mà pháp luật đã quy định không? Tất nhiên, Luật sư hoặc Công ty luật thì không được hứa hẹn hay cam kết kết quả và tất cả mọi người phải chấp hành và tuân thủ pháp luật.. Còn lại, tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ pháp luật thì đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền để mình được pháp luật bảo vệ và mình phải bảo vệ pháp luật nói theo nhiều góc độ. Ai làm trái pháp luật thì người đó bị trừng trị thích đáng.
Việc thi hành và thực thi nghiêm minh pháp luật, thượng tôn pháp luật cần sự giáo dục, chấp hành, trừng trị và thay đổi thói quen, tư duy đến hành động trong xã hội, đây cũng là điều mà nhà nước, mỗi người dân hướng đến. Thói quen sử dụng pháp luật, sử dụng dịch vụ pháp lý hoặc nhờ Luật sư tư vấn cũng giúp cho xã hội dân chủ, công bằng và an toàn hơn.
Kết lại, vấn đề không chỉ xoay quanh tiền bạc, chi phí. Mà việc sử dụng dịch vụ pháp lý, tham vấn Luật sư hay không còn nằm ở niềm tin, hiểu biết, nhận thức pháp luật và tư duy của mỗi cá nhân. Với tinh thần “Hiệu quả và Tín thác” Công ty Luật TNHH HT Legal VN luôn nỗ lực trâu dồi kiến thức, năng lực và trải nghiệm pháp lý hơn nữa, chú trọng vào việc xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ gần gũi, tin cậy hơn với khách hàng, giải thích rõ ràng lợi ích của việc tư vấn, và xóa bỏ những hiểu lầm về chi phí, thủ tục và nhiều nỗi lo lắng khác của khách hàng.
“Uy tín là nằm ở hành động và Tư vấn pháp lý cốt ở Hiệu quả”
HT Legal VN vinh hạnh nhận sự được quan tâm và sử dụng dịch vụ pháp lý của quý khách hàng, quý đối tác. Chi tiết vui lòng liên hệ:
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040
Không có bình luận